Chính trị Cộng_hòa_Séc

Hệ thống chính trị

Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ dân chủ nghị viện. Theo hiến pháp, tổng thống là người đứng đầu nhà nước còn thủ tướng là người điều hành chính phủ.

Tổng thống Cộng hòa Séc được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Hiến pháp, một tổng thống không được phép nắm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Tổng thống có vai trò chủ yếu về mặt nghi thức song ông cũng có thể dừng thông qua một đạo luật hoặc giải tán quốc hội trong những trường hợp đặc biệt. Tổng thống hiện nay của Cộng hòa Séc là ông Miloš Zeman. Mới đây Cộng hòa Séc đã thông qua bộ luật mới về việc bầu cử tổng thống trực tiếp, tức là tổng thống sẽ được người dân bầu ra chứ không do Quốc hội bầu như trước nữa.

Thủ tướng Cộng hòa Séc là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng nắm trong tay nhiều quyền lực lớn như quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại, triệu tập quốc hội và chọn ra các bộ trưởng của chính phủ. Thủ tướng hiện nay của Cộng hòa Séc là ông Andrej Babiš.

Quốc hội của Cộng hòa Séc được tổ chức theo mô hình lưỡng viện, bao gồm hạ việnthượng viện. Hạ viện (Poslanecká sněmovna) gồm 200 ghế còn thượng viện (Senát) bao gồm 81 ghế. Tại Cộng hòa Séc có 14 khu vực bầu cử tương ứng với 14 khu vực hành chính của cả nước.

Tòa án Hiến pháp (hay Tòa án Lập pháp) của Cộng hòa Séc gồm có 15 thành viên và có nhiệm kỳ 10 năm. Các thành viên của Tòa án Hiến pháp được chỉ định bởi tổng thống và được thông qua bởi thượng viện.

Là một quốc gia đa đảng, chính trường Cộng hòa Séc có sự tham gia của rất nhiều đảng phái. Chẳng hạn trong kỳ bầu cử vào Hạ viện Quốc hội Séc tiến hành ngày 28 và 29 tháng 5 năm 2010 đã có tới 27 đảng phái và tổ chức chính trị đăng ký tham gia. Hai đảng có ảnh hưởng lớn nhất ở Cộng hòa Séc là Đảng Dân chủ Công dân (Občanská demokratická strana) và Đảng Xã hội Dân chủ Séc (Česká strana sociálně demokratická).

Quân đội

Quân đội Séc gồm có lục quân, không quân và lực lượng hậu cần đặc biệt. Quân đội Séc ngày nay là một phần của Quân đội Tiệp Khắc trước kia, vốn là một trụ cột quan trọng của Hiệp ước Warsaw cho đến tận năm 1989. Kể từ khi gia nhập NATO vào ngày 12 tháng 3 năm 1999, lực lượng quân đội Séc đã có những sự thay đổi dáng kể về nhiều mặt. Tuy số lượng binh lính giảm xuống còn khoảng 67.000 nhưng về mặt chất lượng lại được nâng cao và trình độ tổ chức chuyên nghiệp hơn. Năm 2004, chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc bị giải thể[8].

Lực lượng quân đội Séc ngoài nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước còn tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Iraq, Afghanistan, Bosna và Hercegovina, Kosovo. Năm 2005, ngân sách quốc phòng của Cộng hòa Séc đạt khoảng hơn 2 tỉ USD, chiếm 1,81% GDP[9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Séc http://www.britannica.com/EBchecked/topic/149085 http://www.csetd.com/aboutcz.htm http://www.fifa.com/worldfootball/ranking/lastrank... http://www.nytimes.com/2009/06/05/world/europe/05i... http://oxforddictionaries.com/view/entry/m_en_gb02... http://www.praguemonitor.com/en/243/czech_business... http://www.theguardian.com/weather/2016/apr/14/cze... http://acvn.cz http://www.czech.cz/en/czech-republic/health-and-h... http://www.czech.cz/en/czech-republic/media/the-me...